vi+84988723188, +84988211968
·
[email protected]
·
24/7

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỊNH AMICUS CURIAE TRONG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO TỪ VỤ KIỆN TÔM – MỸ (THE US – SHRIMP CASE)

Vụ kiện Tôm – Mỹ ( US-Shrimp Case ) là một trong những sự kiện lớn nhất vào những năm cuối thế kỷ XX. Mở ra một chế độ mới “Amicus curiae” trong cơ chế giải quyết tranh chấp chấp nhận của WTO – “Dispute Settlement Understanding”  hay còn được gọi là Thỏa thuận về Qui tắc và Thủ tục điều chỉnh giải quyết tranh chấp, được quy định trong Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh về việc thành lập WTO (“ Thỏa Thuận DSU” ).

Thỏa Thuận DSU cho phép một hoặc nhiều người không phải là các bên trong vụ kiện, cung cấp thông tin khách quan, những quan điểm về việc nên quyết định  vụ kiện như thế nào. [1] Hay Amicus Curiae được hiểu là “một người không phải là một bên trong vụ kiện nhưng họ gửi đến Tòa án các tài liệu có liên quan đến vụ kiện (thông qua một bản tóm tắt) vì người đó có mối liên quan chặt chẽ đến vụ việc”. [2]

Tranh chấp phát sinh từ việc một số nước thành viên WTO bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Thái Lan khởi kiện chính sách cấm nhập khẩu  tôm của Mỹ đối với các nước không sử dụng TEDs [3] Đây là một chính sách mang tính phân biệt đặc biệt, vi phạm trực tiếp Điều  11 của GATT. [4] Phía Mỹ cho rằng, việc ra yêu cầu sử dụng TEDs là một biện pháp thương mại cần thiết trong việc nỗ lực bảo vệ môi trường và các loài động vật biển (đặc biệt là loài rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng). 

Để bảo vệ quan điểm của mình, Hoa Kỳ đã đệ trình hai bản tóm tắt do bên thứ ba là một Tổ chức phi chính phủ – NGOs về môi trường soạn thảo. [5] Ngay lập tức, bốn quốc gia Châu Á Phản đối các tài liệu này, vì cho rằng những thành viên không phải là một trong các bên tranh chấp không có quyền đệ trình bản tóm tắt đến Ban Hội Thẩm, nên việc chấp nhận đệ trình từ một bên thứ ba không phải là thành viên là của WTO là không xác đáng. Căn cứ theo Điều 13 Thỏa Thuận DSU quy định về việc cấm các bên không liên quan đệ trình ý kiến, vì ngoài các thành viên của Ban Hội Thẩm thì không một ai khác có thẩm quyền chủ động tìm kiếm, cung cấp thông tin.

Xuất phát từ nguyên nhân của việc giải thích Điều 13 Thỏa Thuận DSU khi không quy định cụ thể về việc đệ trình ý kiến từ những bên không liên quan đến tranh chấp như những nước không phải thành viên WTO. Dẫn đến việc Ban Hội Thẩm thực hiện quyền tìm kiếm thông tin từ bất cứ nguồn nào mà Ban Hội Thẩm cho là hợp lý, Điều 13 không phủ nhận việc đệ trình ý kiến từ một bên không liên quan chỉ bởi lý do quốc gia hay tổ chức đó tự nguyện gửi bản tóm tắt khi không có yêu cầu của Ban Hội Thẩm.

Tại quyết định ngày 12/10/1998, lần đầu tiên, Cơ Quan Phúc Thẩm của WTO lên tiếng để giải thích một cách rõ ràng cụ thể Điều 13 của Thỏa Thuận DSU trao cho mỗi Hội thẩm quyền được tìm kiếm thông tin thêm và/ hoặc ý kiến chuyên gia từ bất cứ nguồn nào mà Hội thẩm cho rằng cần thiết đối với vụ việc. Vì thế, Cơ Quan Phúc Thẩm WTO chấp nhận bản tóm tắt của NGOs, việc đính kèm một tài liệu (ở đây là bản tóm tắt của NGOs) cùng các tài liệu khác để đệ trình, bất kể tài liệu đó có nguồn gốc như thế nào, đều là một phần không thể tách rời trong các tài liệu được đệ trình.

Quyết định này đã chính thức thừa nhận cơ chế Amicus Curiae trong giải quyết tranh chấp của WTO, là một cơ chế có giá trị nâng cao tính công bằng và tính hợp pháp của hệ thống pháp luật nếu được quy định một cách hợp lý.

Ý nghĩa quan trọng của chế độ A micus C uriae

Đối với Tòa án, tóm tắt của Amicus cung cấp thông tin hữu ích có thể không có trong tóm tắt của các bên liên quan trong tranh chấp, cung cấp những hiểu biết pháp lý và sự thật được đệ trình lên Tòa án.

Đặc biệt, Amicus Curiae không được phép khởi kiện hoặc tham gia hầu hết vào các quyết định của vụ kiện. Ngoài ra, vai trò của Amicus Curiae được giới hạn trong việc cung cấp thông tin cho tòa về các vấn đề đã được đề ra và trình bày bởi các bên trong tranh chấp.

Nâng cao tính hiệu quả hơn của cơ chế giải quyết tranh chấp “Toàn diện hơn, minh bạch hơn và “dân chủ” hơn, cũng như tiết kiệm thời gian trong việc thu thập thông tin.

Tuy nhiên, cơ chế Amicus Curiae đã được thừa nhận nhưng không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý cụ thể và dựa vào án lệ do Cơ Quan Phúc Thẩm tạo nên mà cơ chế này được thừa nhận trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Tuy nhiên Amicus Curiae vẫn được áp dụng rất hạn chế đặc biệt về điều kiện và quy trình sử dụng chế định này còn thiếu, chủ yếu dựa vào sự thừa nhận các nguyên tắc chung.

Cần phải ghi nhớ rằng việc xem xét các bản tranh luận của các bên hay tóm tắt của Amicus phải song song với việc trả lời cho câu hỏi về tính minh bạch trong cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.

[1] Jefferey Toobin, Bộ Chín, Hồng Vân – Nguyễn Trọng (dịch), Nxb Văn hóa Sài Gòn.

[2] Black’s Law Dictionary New Pocket Edition 32 (1996).

[3] Turtle Excluder Devices – TEDs: Thiệt bị loại bỏ rùa khi đảnh bắt hải sản

[4] Request for Consultations by India, Malaysia, Pakistan and Thailand, WT/DS58/1, ngày 14/10/1996.

[5] Jared B. Cawley, Friend of the Court: How the WTO Justifies the Acceptance of the Amicus Curiae Brief from Non-Governmental Organizations, 23 Penn St. Int’l L. Rev, tr. 64.

*𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: +84988723188, +84988211968

*𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: [email protected]

*𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://img-law.com/vi/trang-chu/

*𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: https://www.facebook.com/imglegal

*𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: https://www.instagram.com/imglaw.global/

*LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/img-law/

*Twitter: https://twitter.com/imglaw_global

 

#imglaw #phapluat #phaply #doanluatsu #doanluatsuhanoi #doanluatsuhochiminh #lawyers #lawfirms #lawschool #law #Vietnamlaw #vietnamlawyerassociation #vietnamblockchainassociation

Leave a Reply

Recent Articles

11hop-dong-thue-kho-ngoai-quan
Hợp đồng thuê kho ngoại quan là gì?
Tháng Tư 26, 2024
11
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NHẬP KHẨU SONG SONG
Tháng Ba 7, 2024
11
Phân biệt ERC, IRC và BRC của doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Tháng Ba 6, 2024
11
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Tháng Một 29, 2024
11Dai-ly-thuong-mai
CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI BÁN HÀNG CHO CÁC CÔNG TY?
Tháng Một 18, 2024
11
Những trường hợp nào hàng hóa được hạ giá mà không vi phạm pháp luật?
Tháng Một 9, 2024
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng
Tháng Một 8, 2024
11
Quy định về tài sản của vợ chồng sau ly hôn
Tháng Một 8, 2024
QUY ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Tháng Một 4, 2024
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hiểm thất nghiệp
Tháng Một 3, 2024