vi+84988723188, +84988211968
·
[email protected]
·
24/7

QUY ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG

Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Trong quá trình thực hiện nhượng quyền nhãn hiệu, các bên thường phải triển khai ký kết hợp đồng li xăng. Vậy hợp đồng li xăng là gì? Quy định về loại hình hợp đồng này cụ thể ra sao?

1. Hợp đồng li xăng là gì?

Trong mục đầu tiên của bài viết về chủ đề hợp đồng li xăng là gì, IMG sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm và phân loại hợp đồng này.

1.1. Khái niệm

Muốn hiểu chính xác khái niệm hợp đồng li xăng, bạn cần tham khảo chi tiết quy định tại Mục 2 Chương 10 Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó, hợp đồng li xăng được định nghĩa cụ thể như sau:

“Hợp đồng Li xăng là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng – Hay hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng như quyền sử dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.”

Lưu ý, tên gọi của hàng hóa, nhãn hiệu mang yếu tố nguồn gốc, đặc trưng địa lý tại từng quốc gia không nằm trong danh sách đối tượng của hợp đồng li xăng.

1.2. Phân loại

Theo luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng li xăng được chia thành 3 loại hình hợp đồng cơ bản. Bao gồm:

  • Hợp đồng độc quyền: Bên chuyển giao chỉ chuyển giao nhãn hiệu cho một bên trong cùng một thời điểm. Chỉ khi được phép của bên nhận chuyển nhượng thì bên chuyển nhượng mới có thể tiếp tục chuyển giao nhãn hiệu cho bên thứ ba.
  • Hợp đồng không độc quyền: Bên chuyển giao được phép chuyển giao nhãn hiệu cho nhiều bên. Các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có quyền lợi đối với nhãn hiệu nhận chuyển giao.
  • Hợp đồng thứ cấp: Bên nhận chuyển giao nhận chuyển giao nhãn hiệu thông qua một hợp đồng gián tiếp khác.

Bên cạnh đó, hợp đồng li xăng còn được phân loại theo dạng hợp đồng tự nguyện và hợp đồng bắt buộc. Cụ thể:

  • Hợp đồng tự nguyện: Là loại hình hợp đồng mà giao kết chuyển nhượng nhãn hiệu thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Hợp đồng bắt buộc: Là loại hình hợp đồng mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải chuyển nhượng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Hợp đồng li xăng bắt buộc chủ yếu triển khai trong lĩnh vực đặc thù như quốc phòng, giáo dục, y tế,.. liên quan mật thiết đến sự phát triển của một quốc gia.

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng li xăng

Nội dung cơ bản trong mỗi hợp đồng li xăng phải tuân thủ quy định trong điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Trong đó, các nội dung quan trọng nhất bao gồm:

  • Thông tin bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng (tên, địa chỉ).
  • Điều khoản chuyển giao nhãn hiệu.
  • Loại hình hợp đồng cụ thể.
  • Phạm vi thực hiện chuyển giao (giới hạn quyền sở hữu nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ hay không).
  • Thời hạn của hợp đồng chuyển giao.
  • Giá trị chuyển giao nhãn hiệu.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Phương thức chấm dứt hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có).

Thông tin trong hợp đồng li xăng phải đầy đủ 

Điều khoản trong hợp đồng li xăng cần đảm bảo không hạn chế quyền lợi hoạt động, sử dụng nhãn hiệu của bên nhận chuyển giao.

3. Quy định về đối tượng và hiệu lực hợp đồng li xăng

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định chi tiết về đối tượng và hiệu lực của hợp đồng li xăng.

3.1. Quy định về đối tượng

Đối tượng chủ yếu của hợp đồng li xăng chính là quyền sử dụng sáng chế, thiết kế công nghiệp hoặc nhãn hiệu, bí mật ngành nghề. Trong đó, nhãn hiệu thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển giao cho cá nhân không trực thuộc tập thể sở hữu nhãn hiệu đó.

Đối tượng chủ yếu của hợp đồng li xăng là quyền sử dụng nhãn hiệu, sáng chế 

Với đối tượng là nhãn hiệu phục vụ chỉ dẫn địa lý, mang yếu tố nguồn gốc sẽ không thuộc đối tượng của hợp đồng li xăng. Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng áp dụng quy định này trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

3.2. Quy định về hiệu lực hợp đồng

Nội dung đề cập trong Điều 148 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và 2009 có quy định chi tiết về hiệu lực của hợp đồng li xăng. Chi tiết quy định:

  • Nếu đối tượng hợp đồng là quyền sở hữu công nghiệp đã được xác định quyền sở hữu theo quyết định của cơ quan bảo hộ, hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm ký đăng ký tại cơ quan quản lý về quyền sở hữu trí tuệ.
  • Đối với hợp đồng chuyển nhượng dựa trên thỏa thuận của các bên, hợp đồng sẽ chính thức có hiệu lực kể từ lúc đăng ký tại cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

Nói chung, hiệu lực hợp đồng li xăng phụ thuộc theo thỏa thuận của tất cả các bên tham gia. Trường hợp có sự tham gia của bên thứ ba, hợp đồng cần phải được đăng ký tại cơ quan chuyên về quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

Related Posts

Leave a Reply

Recent Articles

11hop-dong-thue-kho-ngoai-quan
Hợp đồng thuê kho ngoại quan là gì?
Tháng Tư 26, 2024
11
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NHẬP KHẨU SONG SONG
Tháng Ba 7, 2024
11
Phân biệt ERC, IRC và BRC của doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Tháng Ba 6, 2024
11
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Tháng Một 29, 2024
11Dai-ly-thuong-mai
CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI BÁN HÀNG CHO CÁC CÔNG TY?
Tháng Một 18, 2024
11
Những trường hợp nào hàng hóa được hạ giá mà không vi phạm pháp luật?
Tháng Một 9, 2024
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng
Tháng Một 8, 2024
11
Quy định về tài sản của vợ chồng sau ly hôn
Tháng Một 8, 2024
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hiểm thất nghiệp
Tháng Một 3, 2024
11Van-phong-dai-dien-cua-co-so-giao-duc-nuoc-ngoai
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Tháng Mười Hai 25, 2023