vi+84988723188, +84988211968
·
[email protected]
·
24/7

Quy định về tài sản của vợ chồng sau ly hôn

Khi xảy ra ly hôn vợ, chồng thường sẽ phát sinh các mâu thuẫn về tranh chấp nhân thân và đặc biệt là liên quan tới tài sản. Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là một loại quan hệ tài sản phải gắn liền với nhân thân, phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, không có tính chất đền bù ngang giá và cực kỳ khó xác định được công sức đóng góp cụ thể của từng người từ đó dẫn đến việc phát sinh tranh chấp khi chia tài sản chung của vợ, chồng.

Tài sản của vợ chồng gồm 2 loại: Tài sản chung và tài sản riêng.

  1. Tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng

Khái niệm tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Đối với loại tài sản riêng của mỗi người, thông thường thì vợ, chồng sẽ có quyền tự quyết đối với chính tài sản riêng theo luật định (BLDS). Tuy nhiên, có thể phát sinh một số trường hợp cụ thể liên quan đến tài sản của vợ chồng, quyền sở hữu tài sản riêng của họ vẫn có thể bị hạn chế (ví dụ khi tài sản riêng đó đang là nguồn sống duy nhất của cả gia đình thì phải được sự đồng ý của người còn lại (Khoản 4 Đ44 Luật HN & GĐ 2014).

“4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

  1. Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng chính là một khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Đây là một loại hình thức sở hữu chung đặc biệt được tạo ra bắt đầu từ khi quan hệ hôn nhân hình thành; cho nên sự tồn tại của loại tài sản này luôn phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân và sẽ chấm dứt ngay khi một trong hai vợ chồng đã chết hoặc có bản án có quyết định của Tòa về ly hôn.

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

  1. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  2. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản chung của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung của vợ chồng có thể tạo ra do người vợ hoặc người chồng làm trong suốt thời kỳ hôn nhân mà không nhất thiết phải do công sức của 2 vợ chồng cùng nhau tạo nên.

Việc sử dụng khối tài sản chung để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản nhất của mỗi gia đình thì được pháp luật coi đó là đã có sự thỏa thuận cơ bản nhất của cả hai vợ chồng trừ các trường hợp bắt buộc cần phải có văn bản thỏa thuận cụ thể không thể dùng lời nói giữa hai vợ chồng. Ví dụ tại Điều 36 Luật HN & GĐ 2014.

“Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”

 

 

Leave a Reply

Recent Articles

11hop-dong-thue-kho-ngoai-quan
Hợp đồng thuê kho ngoại quan là gì?
Tháng Tư 26, 2024
11
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NHẬP KHẨU SONG SONG
Tháng Ba 7, 2024
11
Phân biệt ERC, IRC và BRC của doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Tháng Ba 6, 2024
11
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Tháng Một 29, 2024
11Dai-ly-thuong-mai
CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI BÁN HÀNG CHO CÁC CÔNG TY?
Tháng Một 18, 2024
11
Những trường hợp nào hàng hóa được hạ giá mà không vi phạm pháp luật?
Tháng Một 9, 2024
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng
Tháng Một 8, 2024
QUY ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Tháng Một 4, 2024
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hiểm thất nghiệp
Tháng Một 3, 2024
11Van-phong-dai-dien-cua-co-so-giao-duc-nuoc-ngoai
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Tháng Mười Hai 25, 2023