Hiện nay, vấn đề mở đại lý bán hàng được rất nhiều người quan tâm bởi đây là một cách thức kinh doanh phổ biến, không cần nguồn vốn quá lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng được làm đại lý thương mại. Đồng thời, bên công ty tức là bên giao đại lý cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Vậy pháp luật quy định như thế nào về đại lý thương mại? Bài viết dưới đây của IMG LAW sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại năm 2005.
1. Đại lý thương mại là gì?
Điều 166 có định nghĩa về đại lý thương mại là một hoạt động thương mại bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Vậy, đại lý thương mại là:
– Hoạt động thương mại;
– Bên đại lý thực hiện mua/ bán hàng hóa cho Bên giao đại lý;
– Bên đại lý được hưởng thù lao.
2. Hợp đồng đại lý thương mại
2.1. Các bên trong hợp đồng
– Bên giao đại lý là thương nhân:
+ Giao hàng cho Bên đại lý bán
+ Giao tiền mua hàng cho Bên đại lý để Bên đại lý mua
– Bên đại lý là thương nhân:
+ Nhận hàng hóa để làm đại lý bán
+ Nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua
2.2. Thương nhân trong hoạt động đại lý thương mại
Như đề cập tại mục 2.1 nêu trên, các bên tham gia vào hoạt động này phải đều là thương nhân. Khái niệm thương nhân được giải thích tại Điều 6 Luật Thưogn mại năm 2005 như sau:
– Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp.
– Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, tổ chức kinh tế đăng ký làm bên đại lý phải được thành lập hợp pháp và có hợp đồng đại lý thương mại.
Để trả lời cho câu hỏi của khách hàng, cá nhân làm bên đại lý bán hàng cho các công ty phải có đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp tư nhân và phải ký hợp đồng thương mại với công ty là Bên giao đại lý.
2.3. Hình thức hợp đồng
Theo quy định tại Điều 168 Luật thương mại 2005, hợp đồng đại lý thương mại phải lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu).
3. Các hình thức đại lý
Theo quy định tại Điều 169 Luật Thương mại 2005, có các hình thức đại lý thương mại sau:
Các hình thức đại lý | Nội dung |
Đại lý bao tiêu | Bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. |
Đại lý độc quyền | Tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. |
Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ | Là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. |
Hình thức đại lý khác | Các bên thỏa thuận. Vd: Đại lý hoa hồng, đại lý đảm bảo thanh toán |
4. Bên đại lý có được thanh toán chi phí gì không?
Theo Điều 171 Luật thương mại 2005, Bên đại lý được thanh toán thù lao đại lý theo hợp đồng với Bên giao đại lý.
– Hình thức trả thù lao: hoa hồng hoặc chênh lệch giá
– Tính theo phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa
– Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá.
– Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:
+ Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
+ Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
+ Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
– Hình thức thanh toán: việc thanh toán tiền hàng và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá (Điều 176 Luật thương mại năm 2005).
5. Thời hạn đại lý thương mại
Theo quy định tại Điều 177 Luật thương mại 2005, thời hạn đại lý không chấm dứt sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày có thông báo chấm dứt bằng văn bản của một trong hai bên.
– Trường hợp Bên giao đại lý chấm dứt hợp đồng đại lý theo quy định trên thì Bên đại lý có quyền yêu cầu bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho Bên giao đại lý.
Giá trị khoản bồi thường: một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm. Thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
– Nếu Bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì không có quyền đòi bồi thường.
>> Xem thêm: QUY ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG