vi+84988723188, +84988211968
·
[email protected]
·
24/7

Chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

Ngày 11/12/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 5585/TCT-DNNCN về việc chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

Theo đó, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, quán triệt tới các Phòng chức năng, Chi cục Thuế về việc xây dựng kế hoạch triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh (BĐSHKD) cụ thể trên địa bàn quản lý như sau:

– Triển khai rà soát đối tượng tại địa bàn để tránh bỏ sót hộ, tổ chức khảo sát doanh thu và các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh thực tế của hộ kinh doanh, cập nhật “Cơ sở dữ liệu riêng” của Cục Thuế về quản lý hộ kinh doanh theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh, trong đó chú trọng các ngành nghề trọng điểm của hộ kinh doanh tại địa bàn.

Đối với “Cơ sở dữ liệu riêng” cần được triển khai trên nền tảng công nghệ thông tin để đảm bảo việc khai thác, chỉ đạo, kiểm soát tập trung của Cục Thuế đối với việc xác định doanh thu và mức thuế khoán của hộ kinh doanh tại các Chi cục Thuế.

Trên cơ sở đó đảm bảo việc lập Bộ thuế khoán năm 2024 đối với hộ kinh doanh sát thực tế.

– Tích cực triển khai rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế của chủ hộ kinh doanh để đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

– Thực hiện đầy đủ các bước xử lý dữ liệu lập Bộ hộ khoán năm 2024 trên hệ thống TMS để thông tin công khai lần 01 có thể công khai ngay trên trang Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, và sẽ được đồng bộ ngay trên chức năng BĐSHKD từ ngày 20/12 – 31/12 hằng năm.

– Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, hộ kinh doanh bao gồm cả việc tra cứu và phản hồi thông tin trên chức năng BĐSHKD của cơ quan thuế nhằm giúp cho người dân, hộ kinh doanh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.

Các kỹ năng số cơ bản được nhắc đến như: truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, sử dụng hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử, đăng ký thuế điện tử, khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

Related Posts

Leave a Reply

Recent Articles

11hop-dong-thue-kho-ngoai-quan
Hợp đồng thuê kho ngoại quan là gì?
Tháng Tư 26, 2024
11
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NHẬP KHẨU SONG SONG
Tháng Ba 7, 2024
11
Phân biệt ERC, IRC và BRC của doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Tháng Ba 6, 2024
11
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Tháng Một 29, 2024
11Dai-ly-thuong-mai
CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI BÁN HÀNG CHO CÁC CÔNG TY?
Tháng Một 18, 2024
11
Những trường hợp nào hàng hóa được hạ giá mà không vi phạm pháp luật?
Tháng Một 9, 2024
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng
Tháng Một 8, 2024
11
Quy định về tài sản của vợ chồng sau ly hôn
Tháng Một 8, 2024
QUY ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Tháng Một 4, 2024
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hiểm thất nghiệp
Tháng Một 3, 2024