vi+84988723188, +84988211968
·
[email protected]
·
24/7

Những vấn đề cơ bản của Luật Căn cước năm 2023

Vừa qua, Quốc Hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước vào ngày 27/11/2023. Luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023. Hãy cùng IMG Law điểm qua một số vấn đề tiêu biểu của Luật Căn cước năm 2023.

luat-can-cuoc
Luật Căn cước năm 2023

Tên gọi chính thức

Khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước quy định: “Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này”.

Vậy từ ngày 01/07/2024, thẻ căn cước công dân chúng ta vẫn hay gọi sẽ được dùng dưới một cái tên ngắn gọn hơn là “Thẻ căn cước“. Điều đó cũng có nghĩa là giấy tờ cá nhân sau này cũng sẽ được in là “Thẻ căn cước” chứ không còn là Căn cước công dân hay Chứng minh nhân dân.

Giá trị sử dụng của các giấy tờ cá nhân cũ

Khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quy định: “2. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng”.

Những giấy tờ cá nhân mang tên “Chứng minh nhân dân” sẽ được sử dụng đến hết năm 2024, mặc dù hạn sử dụng của giấy tờ đó vẫn còn.

Những giấy tờ cá nhân mang tên “Căn cước công dân” vẫn có thể sử dụng cho đến ngày hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ.

Hình ảnh vân tay sẽ được loại bỏ trên mặt sau của Thẻ căn cước

Theo luật mới, thông tin thể hiện trên thẻ căn cước bao gồm:

a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;

c) Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

d) Ảnh khuôn mặt;

đ) Số định danh cá nhân;

e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

g) Ngày, tháng, năm sinh;

h) Giới tính;

i) Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh;

k) Quốc tịch;

l) Nơi cư trú;

m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

n) Nơi cấp: Bộ Công an.

Có thể thấy, vân tay không được liệt kê trong danh sách các thông tin được thể hiện trên Thẻ căn cước. Ngoài vân tay, thông tin về đặc điểm nhận dạng cũng được loại bỏ.

Việc loại bỏ vân tay thể hiện trên Thẻ căn cước là phù hợp nhằm tăng cường tính bảo mật của từng cá nhân trong thời đại 4.0 hiện nay. Vân tay có thể được sử dụng để mở khóa điện thoại, giao dịch ngân hàng…

Người dưới 14 tuổi cũng có thể được cấp Thẻ căn cước

Theo Luật Căn cước công dân năm 2014, Căn cước công dân chỉ được cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Đến  khi Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực ngày 01/07/2024, người dưới 14 tuổi cũng có thể được cấp Thẻ căn cước thì có thể làm thủ tục nếu có nhu cầu.

Căn cước điện tử

Theo Điều 31 Luật Căn cước, mỗi công dân sẽ chỉ có 01 Căn cước điện tử và được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử.

Sau khi đã có Căn cước điện tử, công dân có thể thực hiện tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước hoặc ứng dụng VNeID.

– Thông tin trong Căn cước điện tử:

  • Thông tin về Căn cước: Thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (họ tên chữ đệm khai sinh; số định danh cá nhân; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo…); thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND, giọng nói); nghề nghiệp; trạng thái.
  • Thông tin được tích hợp: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn hoặc giấy từo khác trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
  • Thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đề nghị của công dân.

– Mục đích sử dụng: Dùng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công, giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

——————–
IMG Law
*𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: +84988723188, +84988211968
*𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: [email protected]
*𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://img-law.com/vi/trang-chu/
*𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: https://www.facebook.com/imglegal
*𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: https://www.instagram.com/imglaw.global/

Related Posts

Leave a Reply