Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cam kết quốc tế về công tác phòng, chống rửa tiền.
Trước đó trong kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh 2022 nêu rõ dự án Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV (tháng 10-2022). Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật phòng, chống rửa tiền.
Theo Nghị quyết này, nội dung của dự án Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cam kết quốc tế về công tác phòng, chống rửa tiền.
Chính phủ thống nhất thông qua nội dung dự án Luật; giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Theo hướng: Việc xây dựng dự án Luật phải phù hợp với hệ thống chính trị, điều kiện, bối cảnh của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân;
Bên cạnh đó, dự án Luật trên cũng khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền 2012; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.